Chế độ tiết kiệm điện cho điều hòa không chỉ giảm chi phí tiền điện mỗi tháng, mà còn giúp sử dụng thiết bị hiệu quả hơn, vậy máy lạnh mở chế độ nào tiết kiệm điện?
{tocify} $title = {Mục lục}
Bật điều hòa để làm mát không khí trong mùa hè giúp hạ nhiệt nhanh chóng mang lại cảm giác dễ chịu ngay thức thì. Nhưng sử dụng điều hòa mùa nắng nóng cũng khiến không ít người lo lắng vì vấn đề tiền điện tăng cao. Vậy, máy lạnh mở chế độ nào tiết kiệm điện?
Máy lạnh mở chế độ nào tiết kiệm điện?
Bật chế độ làm khô (Dry)
Chế độ dry là chế độ làm giảm độ ẩm trong phòng, thuận tiện nhất khi sử dụng vào thời điểm trời mưa ẩm ướt, độ ẩm trong không khí trong khoảng 60 - 70%.
Khi sử dụng chế độ này, quạt và hệ thống của máy lạnh vẫn chạy nhưng không tỏa ra khí lạnh, nhờ đó máy lạnh không chỉ hút khí ẩm trong phòng để bầu không khí được mát mẻ, khô ráo hơn, đồng thời giảm công suất tiêu thụ điện.
Hầu hết các dòng máy lạnh hiện nay đều được trang bị chế độ làm khô (Dry) và có biểu tượng là hình giọt nước trên màn hình remote điều khiển.
Tìm hiểu: 4 loại thực phẩm không nên bảo quản trong tủ lạnh
Không bật tắt liên tục và nhớ ngắt aptomat
Nếu có thói quen để nhiệt độ lạnh sâu, chờ cho phòng thật mát thì tắt điều hòa và bật quạt, đến khi cảm thấy nóng thì lại bật máy một lúc thì bạn nên dừng lại. Bởi thực tế, đây là một sai lầm làm tốn điện thêm và còn nhanh hỏng máy.
Khi khởi động, máy điều hòa phải tiêu tốn rất nhiều điện năng để bật máy nén, động cơ quạt và để làm lạnh không khí đến mức nhiệt độ yêu cầu. Vì khi đó nhiệt độ trong phòng đã nóng lên vài độ, đến mức cơ thể cảm nhận được.
Thao tác Bật/Tắt liên tục cũng khiến điều hòa giảm độ bền. Theo lời khuyên, hãy luôn bật máy và tắt trước khi định ra ngoài khoảng 30 phút là hợp lý.
Sau khi dùng điều khiển từ xa để tắt máy, hãy ngắt luôn Aptomat (công tắc nguồn điện vào máy) vì thực tế, khi tắt bằng điều khiển, máy vẫn tiêu thụ điện ngầm.
Chế độ ngủ (Sleep)
Chế độ ngủ thực chất là một chế độ tiết kiệm điện năng và bảo vệ sức khỏe người dùng, được thiết kế dành riêng cho máy khi vận hành vào ban đêm.
Chế độ này giúp máy lạnh hoạt động hiệu quả hơn với cơ chế thiết lập đặc biệt nhằm cân bằng nhiệt độ môi trường với nhiệt độ cơ thể, mang đến cảm giác thư thái, bảo vệ sức khỏe cho người sử dụng khi ngủ.
Cụ thể, khi bật chế độ sleep vào ban đêm, sau khoảng thời gian cố định được thiết lập, máy lạnh sẽ tự động tăng nhiệt độ lên để nhiệt độ phòng phù hợp với thân nhiệt của người sử dụng (thông thường là cứ sau 30 phút - 1 tiếng nhiệt độ sẽ tăng lên 1 độ).
Bởi vậy, chế độ này giúp tiết kiệm điện năng tối đa và không gây hại cho sức khỏe, khắc phục gần như hoàn toàn hiện tượng bị rét lúc nửa đêm, từ đó giúp bạn ngủ ngon và sâu hơn.
Xem thêm: Có nên bật điều hòa một lúc rồi tắt đi
Chế độ hẹn giờ bật/tắt
Chế độ hẹn giờ là chức năng cho phép người sử dụng máy lạnh có thể chủ động cài đặt thời gian bật hoặc tắt máy lạnh theo ý muốn. Chế độ hẹn giờ được điều chỉnh bằng remote, vô cùng tiện lợi khi gia đình bạn thường xuyên có nhu cầu sử dụng máy lạnh vào một khoảng thời gian nhất định nào đó trong ngày, ví dụ như trưa nắng hoặc chiều tối.
Đặc biệt, chế độ này rất hữu ích khi sử dụng ban đêm lúc ngủ, vừa giúp bạn ngủ ngon hơn, không bị quá lạnh, đồng thời tiết kiệm điện năng tiêu thụ.
Hầu hết các dòng máy lạnh hiện nay đều được trang bị chế độ hẹn giờ bật/tắt và có thể điều khiển trên remote hoặc ứng dụng điều khiển từ xa qua smartphone.
Không bật điều hòa 24/24
Bạn không nên bật điều hòa 24/24 kể cả trong những ngày nóng nhất. Thực tế, bật điều hòa liên tục cả ngày sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn vì không khí không được lưu thông cũng như độ ẩm trong phòng bị giảm đi khá lớn.
Vì vậy, hãy tắt điều hòa và sử dụng quạt tắt điều hòa và sử dụng quạt vào những thời gian không quá nóng trong ngày. Điều này vừa giúp làm không gian phòng thông thoáng hơn vừa giúp tiết kiệm điện năng đáng kể. Nếu kết hợp với quạt gió và để để một chậu nước mát sẽ giúp nâng cao hiệu quả sử dụng vì quạt giúp lưu thông khí mát trong phòng.
Tham khảo: Dấu hiệu máy lạnh hết gas
Bài viết trên đây đã chia sẽ đến bạn máy lạnh mở chế độ nào tiết kiệm điện? Hi vọng những thông tin này hữu ích cho bạn.